1. Hợp đồng xây dựng LÀ GÌ?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 37/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 50/2021/NĐ-CP, Hợp đồng xây dựng là “hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng”. Trong đó, bên giao thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư hoặc tổng thầu hoặc nhà thầu chính, bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư; là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu có thể là liên danh các nhà thầu.
2. Có những LOẠI hợp đồng xây dựng nào?
Theo Điều 3 Nghị định 37/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 50/2021/NĐ-CP, Hợp đồng xây dựng gồm những loại như sau:
Thứ nhất, phân loại theo tính chất, nội dung công việc:
Mẫu hợp đồng tư vấn xây dựng tại Phụ lục II kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BXD sử dụng cho loại hợp đồng tư vấn thực hiện công việc lập báo cáo nghiên cứu khả thi, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình.
Mẫu hợp đồng thi công xây dựng tại Phụ lục III kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BXD;
d) Hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng công trình (tiếng Anh là Engineering - Construction viết tắt là EC) là hợp đồng để thực hiện việc thiết kế và thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình; hợp đồng tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình là hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng;
Hợp đồng EPC được ưu tiên áp dụng đối với dự án phức tạp, có yêu cầu kỹ thuật, công nghệ cao và phải tuân thủ chặt chẽ tính đồng bộ, thống nhất từ khâu thiết kế đến khâu cung cấp thiết bị, thi công, đào tạo chuyển giao công nghệ. Trước khi quyết định áp dụng loại hợp đồng EPC, người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức đánh giá các yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ, rút ngắn thời gian thực hiện của dự án, tính đồng bộ từ khâu thiết kế, cung cấp thiết bị, thi công xây dựng công trình đến khâu đào tạo vận hành, chuyển giao công trình để đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của dự án được phê duyệt và đảm bảo tính khả thi của việc áp dụng hợp đồng EPC so với các loại hợp đồng khác.
h) Hợp đồng chìa khóa trao tay là hợp đồng xây dựng để thực hiện toàn bộ các công việc lập dự án, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình của một dự án đầu tư xây dựng;
i1) Hợp đồng xây dựng đơn giản, quy mô nhỏ là hợp đồng xây dựng để thực hiện các gói thầu và có giá trị không vượt quá hạn mức của gói thầu quy mô nhỏ theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đồng thời nội dung công việc thuộc phạm vi của hợp đồng có tính chất kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện;
k) Các loại hợp đồng xây dựng khác.
Thứ hai, phân loại theo hình thức giá hợp đồng, hợp đồng xây dựng gồm các loại:
a) Hợp đồng trọn gói;
b) Hợp đồng theo đơn giá cố định;
c) Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh;
d1) Hợp đồng theo chi phí cộng phí;
d2) Hợp đồng xây dựng khác;
đ) Hợp đồng theo giá kết hợp là hợp đồng xây dựng sử dụng kết hợp các loại giá hợp đồng nêu trên.
Thứ ba, phân loại theo mối quan hệ của các bên tham gia trong hợp đồng, hợp đồng xây dựng gồm các loại:
a) Hợp đồng thầu chính là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa chủ đầu tư với nhà thầu chính hoặc tổng thầu.
c) Hợp đồng giao khoán nội bộ là hợp đồng giữa bên giao thầu và bên nhận thầu thuộc một cơ quan, tổ chức.
d) Hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa một bên là nhà thầu nước ngoài với nhà thầu trong nước hoặc chủ đầu tư trong nước.
3. Chín (09) nguyên tắc phải tuân thủ KHI KÝ KẾT Hợp đồng xây dựng
Căn cứ Khoản 2 Điều 138 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bổ sung 2020 và Điều 4 Nghị định 37/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 50/2021/NĐ-CP, khi ký kết hợp đồng xây dựng, các bên phải đảm bảo 09 nguyên tắc sau:
(i) Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội;
(ii) Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng;
(ii) Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng;
(iv) Trường hợp bên nhận thầu là liên danh nhà thầu thì phải có thỏa thuận liên danh. Các thành viên trong liên danh phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng xây dựng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
(v) Tại thời điểm ký kết hợp đồng bên nhận thầu phải đáp ứng điều kiện năng lực hành nghề, năng lực hoạt động theo quy định của pháp luật về xây dựng. Đối với nhà thầu liên danh, việc phân chia khối lượng công việc trong thỏa thuận liên danh phải phù hợp với năng lực hoạt động của từng thành viên trong liên danh. Đối với nhà thầu chính nước ngoài, phải có cam kết thuê thầu phụ trong nước thực hiện các công việc của hợp đồng dự kiến giao thầu phụ khi các nhà thầu trong nước đáp ứng được yêu cầu của gói thầu;
(vi) Chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư được ký hợp đồng với một hay nhiều nhà thầu chính để thực hiện công việc. Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng với nhiều nhà thầu chính thì nội dung của các hợp đồng này phải bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong quá trình thực hiện các công việc của hợp đồng để bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả đầu tư của dự án đầu tư xây dựng;
(vii) Tổng thầu, nhà thầu chính được ký hợp đồng với một hoặc một số nhà thầu phụ, nhưng các nhà thầu phụ này phải được chủ đầu tư chấp thuận, các hợp đồng thầu phụ này phải thống nhất, đồng bộ với hợp đồng thầu chính đã ký với chủ đầu tư. Tổng thầu, nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm với chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng các công việc đã ký kết, kể cả các công việc do nhà thầu phụ thực hiện;
(viii) Giá ký kết hợp đồng không được vượt giá trúng thầu hoặc kết quả đàm phán, thương thảo hợp đồng xây dựng, trừ khối lượng phát sinh ngoài phạm vi công việc của gói thầu được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép;
(ix) Trước khi ký kết hợp đồng EPC các bên phải thỏa thuận cụ thể những nội dung chủ yếu sau:
a) Phạm vi công việc dự kiến thực hiện theo hợp đồng EPC;
b) Vị trí xây dựng, hướng tuyến công trình, loại, cấp công trình; quy mô, công suất và phương án sản phẩm được lựa chọn, năng lực khai thác sử dụng;
c) Các thông tin về các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, địa chất công trình, địa chất thủy văn, thủy văn của khu vực nơi xây dựng công trình;
d) Các yêu cầu về thiết kế xây dựng và một số thông số thiết kế ban đầu;
đ) Các phương án công nghệ, kỹ thuật, thiết bị và thương mại; xuất xứ thiết bị, sản phẩm; giải pháp về mặt công nghệ kết nối thích ứng với các hệ thống kỹ thuật hiện hữu (nếu có);
e) Phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài phạm vi công trình; giải pháp phòng, chống cháy, nổ thuộc phạm vi của gói thầu EPC;
g) Giải pháp về xây dựng, vật liệu chủ yếu được sử dụng;
h) Các yêu cầu về quản lý chất lượng công trình xây dựng, thử nghiệm, vận hành chạy thử, bảo hành và bảo trì công trình;
i) Giải pháp về kiến trúc, mặt bằng, mặt cắt, mặt đúng công trình, các kích thước, kết cấu chính của công trình xây dựng thuộc phạm vi của gói thầu EPC;
k) Danh mục và mức độ áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được sử dụng trong thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công xây dựng công trình;
l) Các chỉ dẫn kỹ thuật đối với vật tư, thiết bị, dịch vụ kỹ thuật; quy trình vận hành từng phần và toàn bộ công trình thuộc phạm vi của gói thầu EPC;
m) Yêu cầu về bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổ và những vấn đề khác;
n) Các yêu cầu liên quan đến các thủ tục phê duyệt; số lượng các loại hồ sơ, tài liệu và mốc thời gian phải nộp cho bên giao thầu;
o) Kế hoạch tiến độ thực hiện và các mốc hoàn thành những công việc, hạng mục công trình chủ yếu và toàn bộ công trình để đưa vào khai thác, sử dụng;
p) Phân định trách nhiệm giữa bên giao thầu và bên nhận thầu về cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc, đường giao thông nội bộ và các dịch vụ khác có sẵn trên công trường và việc xử lý giao diện giữa các gói thầu trong cùng một dự án xây dựng.
Nếu không đảm bảo bất kỳ nguyên tắc nào nêu trên, Hợp đồng xây dựng có thể không đảm bảo hiệu lực pháp luật.
4. Ba (03) nguyên tắc cần tuân thủ KHI THỰC HIỆN Hợp đồng xây dựng
Căn cứ Khoản 2 Điều 138 Luật Xây dựng 2014, khi thực hiện Hợp đồng xây dựng, các bên phải tuân thủ 03 nguyên tắc sau:
(i) Các bên hợp đồng phải thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng về phạm vi công việc, yêu cầu chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác;
(ii) Trung thực, hợp tác và đúng pháp luật;
(iii) Không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
5. Ba (03) điều kiện bắt buộc để Hợp đồng xây dựng CÓ HIỆU LỰC PHÁP LÝ
Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 37/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 50/2021/NĐ-CP Hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Người tham gia ký kết có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
b) Đáp ứng các nguyên tắc ký kết hợp đồng nêu tại mục 3 nêu trên;
c) Hình thức hợp đồng bằng văn bản và được ký kết bởi người đại diện đúng thẩm quyền theo pháp luật của các bên tham gia hợp đồng. Trường hợp một bên tham gia hợp đồng là tổ chức thì bên đó phải ký tên, đóng dấu theo quy định của pháp luật.
6. THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC của Hợp đồng xây dựng
Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 37/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 50/2021/NĐ-CP, hợp đồng xây dựng có hiệu lực kể từ thời điểm ký kết hợp đồng (đóng dấu nếu có) hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng của bên nhận thầu (đối với hợp đồng có quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng).
7. TÍNH PHÁP LÝ của Hợp đồng xây dựng
Theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 37/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 50/2021/NĐ-CP, hợp đồng xây dựng có tính pháp lý như sau:
b) Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý cao nhất để giải quyết tranh chấp giữa các bên. Các tranh chấp chưa được các bên thỏa thuận trong hợp đồng sẽ được giải quyết trên cơ sở các quy định của pháp luật có liên quan;
c) Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan kiểm soát, cấp phát, cho vay vốn, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và các cơ quan có liên quan khác phải căn cứ vào nội dung hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định, không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng.
8. Nội dung của Hợp đồng xây dựng
Theo Điều 141 Luật xây dựng 2014 được sửa đổi bổ sung 2020 và văn bản hướng dẫn thi hành, Hợp đồng xây dựng phải gồm các nội dung sau:
STT |
NỘI DUNG |
CHI TIẾT CƠ BẢN |
LƯU Ý |
|
Căn cứ pháp lý áp dụng; |
Hợp đồng xây dựng phải áp dụng hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tuân thủ các quy định của Nghị định 37/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 50/2021/NĐ-CP |
Khoản 1 Điều 11 Nghị định 37/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 50/2021/NĐ-CP |
|
Ngôn ngữ áp dụng |
Ngôn ngữ sử dụng cho hợp đồng xây dựng là tiếng Việt. Đối với hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài thì ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và tiếng nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn; trường hợp không thỏa thuận được thì sử dụng tiếng Anh.
|
Khoản 2, 3 Điều 11 Nghị định 37/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 50/2021/NĐ-CP |
|
Nội dung và khối lượng công việc; |
Là những nội dung, khối lượng công việc mà bên giao thầu ký kết với bên nhận thầu phù hợp với phạm vi công việc của hợp đồng và phải được các bên thỏa thuận rõ trong hợp đồng. Phạm vi công việc được xác định căn cứ vào hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất, các biên bản đàm phán và các văn bản pháp lý có liên quan. |
Khoản 1 Điều 12 Nghị định 37/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 50/2021/NĐ-CP |
|
Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao; |
1. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm của hợp đồng xây dựng: a) Chất lượng sản phẩm của hợp đồng xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu của hợp đồng, tuân thủ và đáp ứng các yêu cầu về chất lượng theo quy định của pháp luật. Các bên tham gia hợp đồng phải thỏa thuận trong hợp đồng về quy chuẩn, tiêu chuẩn (tiêu chuẩn và quy chuẩn Quốc gia), chỉ dẫn kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm của hợp đồng xây dựng. b) Đối với thiết bị, hàng hóa nhập khẩu ngoài quy định tại Điểm a Khoản này còn phải quy định về nguồn gốc, xuất xứ. 2. Nghiệm thu, bàn giao sản phẩm các công việc hoàn thành: a) Các thỏa thuận về quy trình nghiệm thu, bàn giao của các bên tham gia hợp đồng phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng. b) Các công việc cần nghiệm thu, bàn giao; căn cứ nghiệm thu, bàn giao; quy trình, thời điểm nghiệm thu, bàn giao sản phẩm các công việc hoàn thành; thành phần nhân sự tham gia nghiệm thu, bàn giao; biểu mẫu nghiệm thu, bàn giao; các quy định về người ký, các biên bản, tài liệu nghiệm thu, bàn giao phải đúng với quy định của pháp luật và được các bên thỏa thuận trong hợp đồng. c) Các bên chỉ được nghiệm thu, bàn giao các sản phẩm đáp ứng yêu cầu về chất lượng theo quy định tại Mục 1 nêu trên. d) Đối với những công việc theo yêu cầu phải được nghiệm thu trước khi chuyển qua các công việc khác, bên nhận thầu phải thông báo trước cho bên giao thầu để nghiệm thu theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng. đ) Đối với các sản phẩm sai sót (chưa bảo đảm yêu cầu của hợp đồng) thì phải được sửa chữa, trường hợp không sửa chữa được thì phải loại bỏ. Bên nào gây ra sai sót thì bên đó phải chịu toàn bộ chi phí liên quan đến sửa chữa, kiểm định lại và các chi phí khác liên quan đến việc khắc phục sai sót, cũng như tiến độ thực hiện hợp đồng. |
Điều 13 Nghị định 37/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 50/2021/NĐ-CP |
|
Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng; |
1. Thời gian thực hiện hợp đồng được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến khi các bên đã hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng xây dựng đã ký. 2. Bên nhận thầu có trách nhiệm lập tiến độ chi tiết thực hiện hợp đồng trình bên giao thầu chấp thuận để làm căn cứ thực hiện. 3. Tiến độ thực hiện hợp đồng phải thể hiện các mốc hoàn thành, bàn giao các công việc, sản phẩm chủ yếu. 4. Đối với hợp đồng thi công xây dựng của gói thầu có quy mô lớn, thời gian thực hiện dài, thì tiến độ thi công có thể được lập cho từng giai đoạn. 5. Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị, tiến độ cung cấp thiết bị phải thể hiện các mốc bàn giao thiết bị, trong đó có quy định về số lượng, chủng loại thiết bị cho từng đợt bàn giao. 6. Đối với hợp đồng EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay, ngoài tiến độ thi công cho từng giai đoạn còn phải lập tiến độ cho từng loại công việc (lập dự án, thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công xây dựng). |
Điều 14 Nghị định 37/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 50/2021/NĐ-CP |
|
Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng; |
Là khoản kinh phí bên giao thầu cam kết trả cho bên nhận thầu để thực hiện công việc theo yêu cầu về khối lượng, chất lượng, tiến độ, điều kiện thanh toán, tạm ứng hợp đồng và các yêu cầu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng. Trong hợp đồng xây dựng các bên phải ghi rõ nội dung các khoản chi phí, các loại thuế, phí (nếu có) đã tính và chưa tính trong giá hợp đồng; giá hợp đồng xây dựng được điều chỉnh phải phù hợp với loại hợp đồng, hình thức giá hợp đồng và phải được các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Đối với những hợp đồng xây dựng các bên có thỏa thuận thanh toán bằng nhiều đồng tiền khác nhau thì phải ghi cụ thể giá hợp đồng tương ứng với từng loại tiền tệ. |
Khoản 1, 2 Điều 14 Nghị định 37/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 50/2021/NĐ-CP |
|
Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng; |
Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng là việc bên nhận thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian thực hiện hợp đồng; khuyến khích áp dụng hình thức bảo lãnh. Bảo đảm thanh toán hợp đồng xây dựng là việc bên giao thầu thực hiện các biện pháp nhằm chứng minh khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng xây dựng đã ký kết với bên nhận thầu thông qua các hình thức như kế hoạch bố trí vốn được phê duyệt, bảo đảm của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng, hợp đồng cung cấp tín dụng hoặc thỏa thuận cho vay vốn với các định chế tài chính. Tạm ứng hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí mà bên giao thầu ứng trước không lãi suất cho bên nhận thầu để thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết trước khi triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng. |
Khoản 1 Điều 16, Khoản 1 Điều 17, Khoản 1 Điều 18 Nghị định 37/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 50/2021/NĐ-CP |
|
Điều chỉnh hợp đồng xây dựng; |
Điều chỉnh hợp đồng xây dựng gồm điều chỉnh về khối lượng, tiến độ, đơn giá hợp đồng và các nội dung khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng chỉ được áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng. |
Khoản 1 Điều 143 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi bổ sung 2020 |
|
Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng; |
Theo quy định từ Điều 24 đến Điều 34 Nghị định 37/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 50/2021/NĐ-CP |
|
|
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng; |
Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng phải được các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng. Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Ngoài mức phạt theo thỏa thuận, bên vi phạm hợp đồng còn phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, bên thứ ba (nếu có) theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan khác. |
Điều 146 Luật xây dựng 2014, được sửa đổi bổ sung 2020 |
|
Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng; |
Theo quy định tại Điều 40, 41 Nghị định 37/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 50/2021/NĐ-CP |
|
|
Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng; |
Nguyên tắc và trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng được quy định như sau: a) Tôn trọng các thỏa thuận hợp đồng và các cam kết trong quá trình thực hiện hợp đồng, bảo đảm bình đẳng và hợp tác; b) Các bên hợp đồng có trách nhiệm tự thương lượng giải quyết tranh chấp. Trường hợp các bên hợp đồng không tự thương lượng được thì tranh chấp được giải quyết thông qua hòa giải, trọng tài thương mại hoặc tòa án theo quy định của pháp luật. |
Khoản 8 Điều 146 Luật xây dựng 2014, được sửa đổi bổ sung 2020 |
|
Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng; |
1. Bên nhận thầu có trách nhiệm quyết toán hợp đồng xây dựng với bên giao thầu phù hợp với loại hợp đồng và hình thức giá hợp đồng áp dụng. Nội dung quyết toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng. 2. Thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng do các bên thỏa thuận. Riêng đối với hợp đồng xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, thời hạn quyết toán hợp đồng không vượt quá 60 ngày, kể từ ngày nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc của hợp đồng, bao gồm cả phần công việc phát sinh (nếu có). Trường hợp hợp đồng xây dựng có quy mô lớn thì được phép kéo dài thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng nhưng không vượt quá 120 ngày. 3. Hợp đồng xây dựng được thanh lý trong trường hợp sau: a) Các bên đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng; b) Hợp đồng xây dựng bị chấm dứt hoặc hủy bỏ theo quy định của pháp luật. 4. Thời hạn thanh lý hợp đồng xây dựng do các bên hợp đồng thỏa thuận. Đối với hợp đồng xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, thời hạn thanh lý hợp đồng là 45 ngày kể từ ngày các bên hợp đồng hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc hợp đồng bị chấm dứt theo quy định. Đối với hợp đồng xây dựng có quy mô lớn, việc thanh lý hợp đồng có thể được kéo dài nhưng không quá 90 ngày. |
Điều 147 Luật xây dựng 2014, được sửa đổi bổ sung 2020 |
|
Nội dung và trách nhiệm quản lý của tổng thầu xây dựng |
Áp dụng đối với hợp đồng tổng thầu xây dựng |
Theo Hoàng Thuý Quỳnh – Luật sư FDVN
…………….
99 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Luật sư tại Huế:
366 Phan Chu Trinh, phường An Cựu, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Luật sư tại TP. Hồ Chí Minh:
Tầng 8, Toà nhà Bluesea, số 205B Hoàng Hoa Thám, phường 6, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
Luật sư tại Hà Nội:
Tầng 5, số 11 Ngõ 183, phố Đặng Tiến Đông, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội
Luật sư tại Nghệ An:
Quốc lộ 1A, Khối 11, phường Quỳnh Xuân, Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An
Luật sư tại Gia Lai:
Số 61 Phạm Văn Đồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Website: www.fdvn.vn www.fdvnlawfirm.vn www.diendanngheluat.vn www.tuvanphapluatdanang.com
Email: fdvnlawfirm@gmail.com luatsulecao@gmail.com
Điện thoại: 0772 096 999
Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/
Legal Service For Expat: https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/
TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/
DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/
KÊNH YOUTUBE: https://www.youtube.com/c/luatsufdvn
KÊNH TIKTOK: https://www.tiktok.com/@luatsufdvn
KÊNH TELEGRAM FDVN: https://t.me/luatsufdvn
Các bài viết khác
- SÁCH CHUYÊN KHẢO LUẬT KINH TẾ
- LUẬN ÁN TIẾN SĨ: ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG ĐIỀU TRA TỘI PHẠM SỬ DỤNG KHÔNG GIAN MẠNG XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA CỦA CƠ QUAN AN NINH ĐIỀU TRA, BỘ CÔNG AN VIỆT NAM
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP QUỐC GIA: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
- GIÁO TRÌNH LUẬT CẠNH TRANH NĂM 2010
- Giáo trình: Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới
- Giáo trình: Kỹ thuật soạn thảo văn bản
- SÁCH CHUYÊN KHẢO: HỆ THỐNG TƯ PHÁP HÌNH SỰ TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
- LUẬN ÁN TIẾN SĨ: PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
- LUẬN ÁN TIẾN SĨ: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NỘI BỘ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN TẠI TÒA ÁN Ở VIỆT NAM
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC: HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LÝ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI MUA BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- TỔNG HỢP 20 BÀI BÁO PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG VÀ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM
- Tổng hợp 12 bài báo pháp lý bảo vệ quyền trẻ em trong vụ án bạo lực, bạo hành trẻ em
- TỔNG HỢP 07 BẢN ÁN CÓ YÊU CẦU HỦY VI BẰNG ĐÃ LẬP
- TỔNG HỢP 12 BẢN ÁN VỀ TỘI “XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP”
- Tổng hợp bản án về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
- TỔNG HỢP 10 BẢN ÁN TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CÓ YÊU CẦU THÁO DỠ CÔNG TRÌNH, DI DỜI VẬT, KIẾN TRÚC