CHƯƠNG I
Nghĩa vụ chung gắn liền với chức năng, nhiệm vụ
Mục I – Các quy tắc đạo đức nghề nghiệp chung
Điều 1. Những quy định chung
Với tư cách là công lại và căn cứ vào những lời tuyên thệ của mình, trong mọi trường hợp, Thừa phát lại phải tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc độc lập đối với các bên và bên thứ ba, nhằm đảm bảo tính khách quan và trung thực, nền tảng tạo dựng lòng tin đối với ngành nghề.
Thừa phát lại phải hoàn thành nhiệm vụ một cách chính xác, chặt chẽ, trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các luật và văn bản dưới luật hiện hành, cũng như các quy định của Bộ Quy tắc này.
Thừa phát lại phải không ngừng nâng cao trình độ, thông qua việc thường xuyên cập nhật kiến thức và tham gia các hoạt động bồi dưỡng.
Điều 2. Thái độ ứng xử, tác phong, cơ sở hành nghề
Trong mối quan hệ với đồng nghiệp, các bên thứ ba và cộng đồng nói chung, kể cả khi không làm nhiệm vụ, Thừa phát lại phải có thái độ ứng xử và tác phong ăn mặc phù hợp với danh dự nghề nghiệp.
Cơ sở hành nghề của Thừa phát lại phải được trang bị nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công việc của nhân viên và đón tiếp khách hàng.
Điều 3. Bí mật nghề nghiệp
Thừa phát lại có nhiệm vụ đảm bảo bí mật nghề nghiệp. Bí mật này bao gồm tất cả những gì mà Thừa phát lại biết được trong quá trình hành nghề.
Thừa phát lại đảm bảo sao cho những người cộng tác với mình nắm rõ nghĩa vụ đảm bảo bí mật nghề nghiệp này và tuân thủ nghĩa vụ đó.
Điều 4. Kêu gọi khách hàng và quảng cáo
Hoạt động quảng cáo, nhằm quảng bá nghề nghiệp thuộc thẩm quyền chuyên biệt của các tổ chức nghề nghiệp.
Thừa phát lại không được đích thân thực hiện hoặc cho phép ai nhân danh mình thực hiện bất cứ hành vi quảng cáo nào.
Thừa phát lại chỉ có thể tham gia một hoạt động quảng bá nghề nghiệp với sự cho phép của Hội đồng Thừa phát lại quốc gia ;
Khi được yêu cầu thực hiện dịch vụ công hoặc được quảng cáo công khai, Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về hình ảnh mà mình tạo ra đối với nghề nghiệp của mình. Thừa phát lại phải thể hiện danh dự nghề nghiệp của mình, và không được có lời nói hay hành vi gây tổn hại đến uy tín nghề nghiệp. Thừa phát lại cũng không được tiến hành các hoạt động tương tự như cung cấp dịch vụ tại nhà.
Việc Thừa phát lại tự nguyện đăng ký vào danh bạ, của Nhà nước hoặc tư nhân, hoặc một công cụ tìm kiếm đều phải tuân theo quy định tại Điều 8, khoản 1 của Bộ Quy tắc này và điều này không được dẫn đến việc cho ra kết quả tra cứu trên mạng ưu tiên hoặc kết quả tra cứu lặp lại. Ngoài địa chỉ văn phòng Thừa phát lại theo đường bưu điện, có thể nêu tên Tòa sơ thẩm thẩm quyền rộng có thẩm quyền của khu vực đó.
Điều 5. Kế toán văn phòng Thừa phát lại
Tình trạng các tài khoản quản lý văn phòng Thừa phát lại sau khi điều hòa số dư phải cho phép văn phòng trang trải được các khoản chi tiêu hàng ngày cũng như chi phí khai thác văn phòng mới, thuế GTGT cũng như thuế phát sinh từ việc lập văn bản. Tình trạng nợ của văn phòng không được xảy ra liên tục, và phải được giải thích bằng những lý do liên quan đến hoạt động của văn phòng.
Điều 6. Chứng minh tư cách
Trong khi thực hiện nhiệm vụ, Thừa phát lại phải đương nhiên chứng minh được tư cách của mình thông qua thẻ hành nghề, nếu là thư ký nghiệp vụ đủ tư cách hoặc đã tuyên thệ thì phải trình thẻ căn cước hành nghề.
Bản chi tiết có TẠI
SOURCE: Kỷ yếu Lớp Bồi dưỡng Thừa phát lại. Nhà Pháp luật Việt – Pháp, ngày 12/9/2010. TP.HCM
Nguồn: Thongtinphapluatdansu.edu.vn
Các bài viết khác
- THÔNG BÁO RÚT KINH NGHIỆM CÔNG TÁC KIỂM SÁT THI HÀNH ÁN NĂM 2020
- Một số nguyên tắc giải thích pháp luật trên thế giới và những gợi mở cho Việt Nam
- SÁCH MỘT LƯƠNG TÂM NỔI LOẠN (TÁC GIẢ: HENRY DAVID THOREAU)
- SÁCH MỘT CƠN GIÓ BỤI (KIẾN VĂN LỤC) - TÁC GIẢ: TRẦN TRỌNG KIM
- SÁCH MỘT MÌNH MỘT NGỰA (TÁC GIẢ: MA VĂN KHÁNG)
- Một số vấn đề cần lưu ý khi tiến hành hoạt động đối chất trong giai đoạn truy tố vụ án hình sự
- Hoàn thiện quy định của pháp luật về bảo vệ người làm chứng
- Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không thuộc trường hợp những vụ án dân sự không hòa giải được
- SÁCH BINH THƯ YẾU LƯỢC (TÁC GIẢ: TRẦN HƯNG ĐẠO)
- KỶ YẾU HỘI THẢO “THỰC TIỄN VÀ THÁCH THỨC TRONG CHUYỂN HÓA PHÁP LUẬT TẠI VIỆT NAM: CHIA SẺ KINH NGHIỆM CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU”
- Nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đìn
- Bàn về bảo lĩnh - biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự
- Tòa án xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ
- VƯỚNG MẮC TRONG XÁC ĐỊNH VI PHẠM NGHIÊM TRỌNG, ÍT NGHIÊM TRỌNG VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
- MỘT SỐ VƯỚNG MẮC VỀ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
- SÁCH MỘT TƯ DUY KHÁC VỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI VIỆT NAM (TÁC GIẢ: ALAN PHAN)